Ngọc Trinh lại tiếp tục show chân dài đẹp

Posted: Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0


 Cách đây 3 ngày, Ngọc Trinh đã có thời cơ đón sinh nhật tuổi 24 trong... phòng chụp hình của một người bạn thân. Sinh nhật năm nay của Ngọc Trinh không hoành tráng như mọi rợ năm bởi lịch làm ăn của cô khá bận rộn. Những người bạn thân đã dành cho cô bất thần lớn khi trang hoàng căn phòng chụp hình với đầy ắp tông hồng đáng yêu cùng vô khối hộp quà, cây kẹo giấy đẹp mắt kèm bánh sinh nhật ngọt ngào.


Để lưu lại hình ảnh đẹp tuổi 24, cô cùng ekip đã lưu lại hình ảnh căng tràn sức sống, trẻ trung và quyến rũ của Ngọc Trinh để kỷ niệm ngày sinh nhật. Dù đôi mắt vẫn còn sưng đau vì dịch đau mắt đỏ nhưng Ngọc Trinh vẫn gắng tươi tắn hết mức trong những shoot hình. Cô tiếp kiến tục làm say lòng cánh mày râu bởi vẻ đẹp trong trẻo, dễ thương cùng đường cong khó rời mắt. Đặc biệt, bộ hình lần này, cô tập kết khiêu khích mắt nhìn bởi sự mướt mắt của đôi chân.


Dưới đây là clip ghi lại buổi chụp hình sinh nhật Ngọc Trinh vừa mới được tung ra:









Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 1


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 2


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 3


Ngọc Trinh níu mắt vì đôi chân thon thả


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 4


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 5


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 6


Cô khoe vẻ đẹp ngọt ngào và dễ thương


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 7


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 8


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 9


Dù đôi mắt vẫn còn sưng đau do dịch đau mắt đỏ, nhưng Ngọc Trinh vẫn vô cùng thu hút và dễ thương


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 10


Lại "say" vì đôi chân của Ngọc Trinh - 11



Stylist: Đỗ Long
Photographer: Lê Thiện Viễn
Make up: Phan Dũng
Hair: Miseo

Đầm mùa thu sang trong tinh tê nhẹ nhàng

Posted: Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Đầm mùa thu sang trong tinh tê nhẹ nhàngMùa thu là trên, gió nhẹ nhàng thổi thu vào cuối mùa hè ánh nắng mặt trời kéo dài, thời tiết mùa nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế thời trang sáng tạo của T & P, để khởi động mới BST. Các mẫu thiết kế trong BST với tông màu nhẹ hơn trên các vật liệu mới nhập khẩu, là phổ biến nhất và phổ biến trong mùa thu năm nay. Luôn luôn là người tiên phong, cập nhật xu hướng thời trang trên thế giới, phù hợp với một phụ nữ Việt Nam mới - thời trang nữ T & P và mùa thu chào đón.


- áo khoác nữ đẹp chiều thu cho nhà của bạn
Là một thương hiệu thời trang cấp Hà Thành trong gần 20 năm, những người yêu thích thời trang T & P mang đến cho Việt Nam những trang phục kinh doanh thời trang sang trọng và thời trang với nhiều ưu đãi.


Với BST mùa thu và mùa đông 2013 thời trang T & P giới thiệu các sản phẩm chị em của mình được thiết kế tỉ mỉ và công phu, đặc biệt là áo sơ mi lụa, tơ tằm, tuytsy trang phục, ăn mặc ren lên, gắn đá vô cùng sang trọng .... giúp phụ nữ cảm thấy thoải mái, thoáng mát và trên tất cả tự hào của lớp trang phục mà chúng được đưa lên.

Hình ảnh


sp


Phụ nữ thường chọn trang phục văn phòng phẳng kết hợp với những đường cong cơ thể nữ tính. 8 giờ làm việc, bạn sẽ cần phải lựa chọn quần áo hơn để che giấu những khiếm khuyết trong thắt lưng. Với mô hình liên quan đến bán áo T & P, eo thắt và hông nở hoa cách điệu ở thắt lưng, tôi sẽ thêm cơ thể tự tin hơn.


Khi số lượng sản phẩm còn hạn chế, vì vậy vội vàng và chị em để mua sắm hệ thống thời trang T & P được.


Tin tức: Từ 26/9/2013- 30/09/2013, thời trang T & P triển khai chương trình Ngày mua sắm vàng. Cụ thể, giảm giá 30% trên tất cả các sản phẩm tại hệ thống cửa hàng.


Các hệ thống cửa hàng, có rất nhiều mẫu sản phẩm làm đẹp. Chị em vội vàng để các cửa hàng để mua sắm cho trang phục dạo phố ngày mùa thu lạnh tốt nhất của bạn rồi!
- chọn mái hiên di động đẹp cho nhà của bạn.

Văn hóa và ẩm thực của chùa Huế

Posted: Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Văn hóa và ẩm thực của chùa Huế

Khi nhắc đếnmón ăn chùa Huế, người ta thường liên tưởng đến mùi vị tương chua muối mặn đạm bạc của những người tu hành. Bên cạnh đó, chùa Huế thường có những ngày lễ truyền thống, như giỗ Tổ, lễ Tự tứ, lễ Chẩn tế vong linh... để đền đáp công ơn của những vị cao đức, những bậc tiền bối, thân nhân đã quá cố. Trước để cúng dường, sau đó cùng chung hưởng một bữa cơm truyền thống để cùng nhau nhắc nhở nhớ về công ơn cao dày của Tổ tiên
Thuở nhỏ, tôi có tật thuận tay trái nên mỗi bữa cơm, ba tôi thường nhắc nhủ phải cầm đũa sang tay mặt. Và ba cũng hay khó tính bắt bẻ khi ai đó nhai cơm ra tiếng rằng “ăn nghe như...”. Riêng đối với tôi, nếu khi nhai cơm mà để hạt cơm trong miệng rơi ra ngoài thì trong bữa ăn hôm đó tôi bị phạt nặng lắm: phải ăn thêm một bát nữa. Khi vào chùa, nhìn Thầy tôi ăn, tôi mới hiểu phần nào phong cách ăn uống của ba tôi. Ba tôi ăn theo phong cách của nhà Nho. Thầy tôi ăn theo phong cách của nhà Phật. Và cả hai vị đã gặp nhau trong nét đẹp văn hoá Việt Nam: thể hiện cái đẹp trong ăn uống, dù bữa ăn với đầy đủ cao lương mỹ vị hay chỉ đạm bạc toàn rau muối tương dưa.

Món ăn ngon xứ Huế - Văn hóa ẩm thực chùa Huế

Mỗi dân tộc đều có một nét đẹp riêng trong văn hoá ẩm thực. Người Tây phương thường chú trọng về chất lượng thực phẩm hơn về phong cách. Người Pháp đặc biệt hơn, chú trọng cả hình thức lẫn chất lượng. Trong văn hóa của người Á Đông, phong cách ẩm thực rất được coi trọng, đặc biệt là với dân tộc Việt Nam được thể hiện qua câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Cách ăn của người Việt Nam được thể hiện phong phú và đa dạng. Người Việt tổng hợp được nhiều nguồn văn hoá ẩm thực của nhiều dân tộc để tích luỹ thành nếp văn hoá riêng của mình. Và tùy theo từng vùng mà những nét đặc trưng riêng: miền Bắc khác miền Trung, miền Trung khác miền Nam. Nhưng ẩm thực Huế được xem là tổng hợp văn hoá ẩm thực của người Việt. Ở đây, người viết chỉ xin giới thiệu một vài nét đặc sắc về ẩm thực của chùa Huế, cái mà người ta cho là đạm bạc nhưng lại rất khoa học, hợp vệ sinh và đầy nét thiền vị.

Khi nhắc đến món ăn chùa Huế, người ta thường liên tưởng đến mùi vị tương chua muối mặn đạm bạc của những người tu hành. Bên cạnh đó, chùa Huế thường có những ngày lễ truyền thống, như giỗ Tổ, lễ Tự tứ, lễ Chẩn tế vong linh... để đền đáp công ơn của những vị cao đức, những bậc tiền bối, thân nhân đã quá cố. Trước để cúng dường, sau đó cùng chung hưởng một bữa cơm truyền thống để cùng nhau nhắc nhở nhớ về công ơn cao dày của Tổ tiên. Vì vậy, người dân Huế đã vận dụng hết khả năng chế biến thực phẩm để trình bày một bữa trai diên vô cùng thịnh soạn.

Trên mâm cao cỗ đầy, người thưởng thức trước hết là bằng mắt, ngồi đợi nhau chung một mâm cơm rồi nhìn quanh những món ăn được bày biện trên đó, xem hình thức nào mới lạ, có kiểu dáng đẹp để học hỏi. Điều quan trọng hơn hết là qua  đó chúng ta sẽ đánh giá được thành quả một năm lao động của người dân bản xứ. Tiếp theo là thưởng thức bằng mũi, xem mâm cơm sử dụng những gia vị nào, ngon dở ra sao, từ đó sẽ biết bữa cơm có được vừa ý hay không và đoán được xu hướng kết quả lao động trong năm tới. Thứ ba, người thưởng thức ăn bằng xúc giác, những món ăn chay tịnh ngọt bùi đem lại cảm giác no ấm và bình yên, thể hiện tình cảm gắn bó, bao dung của những người cùng chung bước đường giải thoát. Món ăn giòn tan của ram, bánh tráng... un đúc ý chí kiên cường trong phẩm chất dõng mãnh của người Phật tử. Những vị chua, chát, đắng, cay, ngọt, bùi... thể hiện tinh thần nhẫn nhục, chịu thương chịu khó, đồng cam cộng khổ của người dân vốn gắn bó bao đời nay với vùng đất khô cằn châu Ô, châu Rí. Thứ tư là thưởng thức bằng tai, người thưởng thức còn nghe qua âm thanh của mình nhai mà tăng thêm hương vị của thực phẩm, qua tiếng nhai của người cùng mâm cũng có thể biết được độ ngon của thức ăn... Đó là cách ăn toàn diện.

Phong cách ngồi ăn cũng là đề tài của văn hoá dân tộc. Người phương Tây thường ngồi ăn trong tư thế thẳng trên ghế chair, cơm dọn trên bàn ngang tầm mắt, có thể quan sát được một cách bao quát các món ăn, người phương Tây còn cả ăn đứng, đi quanh đến từng bàn với tất cả mọi người. Lại nữa, người Pháp quan niệm ăn mà chép miệng ra tiếng là bất lịch sự, phải ăn làm sao cho êm, miệng túm tím như cách nhai trầu cắn chỉ của người Việt Nam. Người Á đông thì đủ các tư thế ngồi và cách ăn, ngồi ghế như người phương Tây, ngồi xếp bằng trên sàn nhà, lưng thẳng, ngồi trên gót  quỳ gối của người Nhật Bản. Người Việt Nam cũng vậy. Riêng trong các chùa Huế còn có phong cách ngồi của nhà thiền, tư thế kiết già lưng thẳng trông rất uy nghi và siêu trần. Phong cách ngồi ăn đặc biệt này được thể hiện trong bữa cơm của các vị Tăng. Người phương xa đến chùa Huế cũng vì mong muốn được nhìn thấy phong cách này, chỉ một lần nhìn thấy, người khách phương xa ấy đã cảm thấy trong lòng nhẹ rưng và không khỏi sinh tâm ái kỉnh. Các vị tăng ngồi ăn trong yên lặng, tỉnh giác chánh niệm. Trước khi ăn phải qua một số nghi thức cơ bản như ngũ quán, tam đề và chú nguyện... Khi nhai cơm cũng tỉnh giác, môi như cắn chỉ, không nói cười. Nếu không như thế là thiếu oai nghi, là không có phong cách.

Việc chế biến thực phẩm của người Việt nam cũng không kém, nói rằng vô cùng hợp lý và khoa học. Theo khoa học phương Đông: mặn, cay là dương; chua, ngọt là âm. Những nhà chế biến thực phẩm luôn tuân theo nguyên tắc âm dương tương hoà. Mỗi khi làm nước chấm có vị cay, người ta hoà thêm đường và cho tí chanh, có dương có âm mới cân bằng, thức ăn mới ngon. Nếu không cho đường, chanh vào thì dương thịnh mà âm suy, thân dễ sinh nhiệt. Hoặc khi người ăn cảm thấy hơi mặn đối với vị giác của mình thì thường cho thêm đường để trung hoà độ mặn của thức ăn. Trong khi nấu chè thường dằn chút muối thì độ ngọt đậm đà và dễ ăn. Thức uống của người Việt Nam cũng rất khoa học, khi trời nắng, thân nhiệt cao, dương thịnh, thì dùng nước chanh đường. Khi lạnh thì thân nhiệt thấp, âm thịnh, dùng trà nóng với gừng, có dương tính, để cân bằng âm dương. Đó cũng là bí quyết để kéo dài tuổi thọ của người Á Đông. Trong các chùa Huế, các Phật Tử chăm lo việc chế biến thức ăn phục vụ lễ hội hoặc trong trai đường đều là những người thành thạo nữ công gia chánh. Không qua trường lớp nào, họ là những người tích luỹ kinh nghiệm do phục vụ lâu năm và học hỏi được ở những người đi trước. Xưa chùa Huế được sự cung phụng của các ông hoàng bà chúa, nên những ngày lễ lớn trong năm có sai nữ công trong các vương phủ đến phục vụ. Cỗ chay chùa Huế được nổi tiếng từ đó. Ngoài những bữa cơm của ngày lễ hội,món ăn chùa Huế còn nổi tiếng đạm bạc. Sự đạm bạc hằng ngày của những người tu hành đã mang một dấu ấn cao đẹp trong lòng nhân dân Huế, dần dần đã đi vào trong ca dao. Có câu rằng: tham sân nghiệp chướng không chừa, bo bo mà giữ tương dưa làm gì, hay là: sáng muống chiều môn, ... cho đến cả câu ca năm M của môn măng muối muống mít.. Những món ăn tuy đạm bạc nhưng cũng không kém phần hấp dẫn và tính hợp lý, khoa học ở chỗ là vận dụng triệt để tính hợp lý âm dương tương hoà.

Món ăn ngon xứ Huế - Văn hóa ẩm thực chùa Huế 

Phong cách ngồi trong khi ăn cũng có tác dụng trong vấn đề tiêu hoá thức ăn, cách ngồi kiết già lưng thẳng của các vị tăng khi ăn có tác dụng làm thân thể điều hoà, không sinh nhiệt, không bị các chứng mắc phải trong khi ăn, như tắc nghẽn, no hơi, ngộ độc... Cách ăn chậm rãi, có quán tưởng tác dụng làm thức ăn nhuyễn, dịch vị tiết đều làm dễ tiêu hoá sau khi ăn. Việc nhai cơm không để hở môi cũng rất quan trọng. Các nhà dinh dưỡng học cho rằng: khi nhai cơm hở môi làm dịch vị không tiết ra được, dẫn đến khó nuốt và thức ăn khó tiêu hoá hơn, đồng thời khi nhai môi hở, không khí sẽ lọt vào làm ô xy hoá một lượng lớn vitamin của thực phẩm, chất lượng thực phẩm bị giảm nhiều. Đó là tính hợp lý khoa học trong phong cách ẩm thực của chùa Huế.

Cuối cùng là tính dân chủ, đoàn kết và vệ sinh trong khi ăn. Tập quán người Việt Nam từ xưa sống tập thể nên việc sinh hoạt hết sức đoàn kết, trong đó tính dân chủ được hình thành. Trong ăn uống cũng vậy, ở một mâm cơm, thức ăn được bày biện hết trên bàn, ai thích món gì thì dùng món nấy, món gì trước cũng được, không ai cười ai cả. Trong một mâm cơm, các thứ khác có thể riêng nhưng chỉ dùng chung một bát nước chấm, cái đó thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đặc biệt trong mâm cơm chùa Huế, tất cả món ăn đều dùng chung nhưng vẫn có một món luôn luôn riêng, đó là món canh. Trước tôi được phân công hành đường, tức lo trai soạn cho chư tăng, tôi tự hỏi: vì sao không để một nêu canh thiệt to để dùng chung mà múc thành nhiều bát cho mất công. Khi nhìn thầy tôi ăn, cứ mỗi lần trước khi thò đôi đũa vào những món ăn chung thầy tôi lại nhúng nhúng đôi đũa trong bát canh riêng của mình, mới đầu tôi chẳng hiểu làm sao, càng lâu lớn lên mới rõ, đó là biện pháp để phù hợp vệ sinh chung.

Cuộc sống văn hoá có nhiều nét muôn màu muôn vẻ, mỗi con người có một cách sống riêng cho mình nhưng không ai chỉ lặng thinh khi nhìn người khác làm trái thuần phong, làm mình không như ý, vì thế trong từng cử chỉ, từ cái ăn, cái mặc cho đến cả nói năng, nhất nhất chỉ vì giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, đặc biệt là để duy trì nét đẹp phong cách của thiền môn.

-Viết Về Huế
-Có một triết lý ẩm thực Huế

Vào tháng Giêng, giấc mơ ngọt ngào lạnh của mặt trăng mới.

Posted: by Unknown in Nhãn:
0

Vào tháng Giêng, giấc mơ ngọt ngào lạnh của mặt trăng mới.

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. 

Ới ời người em gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà thiếu phụ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải vì đấy là mùa xanh lên hy vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại? 


Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng, ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. 


Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ... 


Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống! 


Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn các côgái đẹp như tiên mặc áo nhung, áo len trăm mầu ngàn sắc, in bóng hình xuống đáy nước lung linh; anh có thể vào một nhà hát thưởng vài khẩu trống, "mở quả mứt" phong bao cho các chị em, rồi uống với mỗi em một ly rượu "lấy may"; anh có thể đi vào một ngôi chùa khói nhang nghi ngút, đưa mắt nhìn xem có cô nào thực xinh thì quỳ nganh xuống bênh cạnh cầu Trời khấn Phật cho cô càng ngày càng đẹp và trong năm lấy được một người chồng xứng ý như ... anh vậy. 


Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm nôn của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái là nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. 


Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm nữa. 


Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa. 


Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. 


Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mát. 


Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột. 


Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mắt như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng" và các trò vui ngày tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật. 


Các con lại đi học cả rồi. Dưới nhà, người làm ngồi nhắc lại chuyện tết với nhau "tiền mở hàng được tất cả mười hai đồng" và "đánh tam cúc thua mất ba đồng". Một cảnh thanh bình thú vị diễn ra thấp thoáng ở ngoài vường, sân gác. 


Bảo là nóng ư? Không. Bảo là rét ư? Không. Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng dất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương, và, qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước. 


Đêm xanh biêng biếc, tuy chưa có mưa dây, những nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ: mặc dầu vẫn phải đắp chăn bông, nhưng ban ngày không cần phải mặc áo ấm như hồi cuối chạp. 


Người vợ bắt đầu thu hết những nệm thêu trải ở sập chân quỳ và gối gấm trên ghế trắc "mua tự bên Tàu về" để đem ra phơi dưới nắng xuân, trên một cái chiếu mầu khô nỏ. Mi môn, quần màn, với quần áo tết của vợ chồng và các con sẽ được phơi như thế chừng ba nắng để rồi đem cất vào trong tủ có trải sẵn rễ "hương bài" để cho quần áo thơm ngát và khỏi "nhậy". 


Ấy đấy, thương người đàn bà Bắc như thế đấy. Sạch cứ như lau như ly, cẩn thận từng ly từng tí. Và càng thương hơn nữa là khi ta thấy người đàn bà chậm rãi vuốt ve từng cái tà áo, lồng nhỏ nhẹ từng cái khuyết vào cái khuy rồi xếp vuông vức áo nọ lên quần kia, như thể sợ động mạnh thì quần áo sẽ không còn vẹn tuyết trinh, vì nhầu nếp lụa. 


Giản dị thay cái đẹp của ngày xuân lúc đó! Ở trong nhà, cái đẹp không còn phải tạo bằng đèn nến sáng trưng, bằng mi môn quần màn, rực rỡ bằng hoa lá tưng bừng trong khói hương trầm nghi ngút, mà ở ngoài đường người ta cũng không còn bị choá mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giầy inh xoè cánh phượng bay bay hay những dải khăn "san" khéo biết lưạ màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy.Không. Cái đẹp lúc này là cái đẹp thành thực, hồn nhiên, mộc mạc, cũng như người đàn bà, con gái đẹp không phải vì quần áo, vì son phấn, mà chính vì cái chất đẹp ở trong người tiết ra. 


Từ mùa đông qua tết cho đến hôm nay, quần áo giấu mất hết cả thân hình đều đặn, núng nính, nõn nường của người vợ bé nhỏ có đôi má đỏ hây hây mùi cốm giót. Hôm nay, chợt thấy đôi mắt trong hơn, làn da thắm hơn và đôi vai màu ngà hằn qua tấm áo lụa văn, người chồng cảm thấy như mới lại được gặp một cái gì đã cách biệt lâu lắm và tuy ngồi cách xa nhau mà tưởng như vợ mình thơm ngát mùi hoa cau. 

Đẹp như thế mới là đẹp, yêu đến thế mới là yêu! 

Cái đẹp của ngày tết phủ áo nhung tím, quàng khăn lụa màu, dận lên giầy nhung đen, đâu có thể so sánh được? 


Ai cũng có thể bị huyễn hoặc vì vàng son, ai cũng có thể mê say nhất thời những cái lông nheo giả uốn cong lên như đào chiếu bóng, những cái vú nhân tạo bằng cao su bơm, những cái điệu bộ nhân tạo đi vắt va vắt vẻo, những mái tóc "mượn" của các mỹ viện, những mùi thơm vương giả ... Nhưng rồi có một lúc người xế bóng sẽ thấy rằng cái đẹp của quê hương ta là cái đẹp của cỏ biếc, xoan đào, hương thơm của ta là hương thơm của cau xanh, lúa vàng chứ đâu phải cái đẹp của con mắt xếch vẽ xanh, của tấm mini mời mọc "tí ti thôi nhé , của đôi môi tô theo kiểu Mỹ trông như môi người chết trôi; mà cũng đâu có phải là hương thơm của dầu thơm "Santalia", "Kiss Me" hoà với hơi người tạo thành một mùi thú vật đang kỳ "con nước". 


Ở đây, từ tháng một, trời nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức, lúc nào người đàn ông cũng được "rửa mắt" bằng những cái vai đẹp hớ hênh, những cái lườn hây hây, hồng hồng, hay những cặp đùi mờ mờ nửa trắng nửa đen, thành thử ra ... hết, không có gì mà "cảm" nữa, ví có gió xuân thì cũng khó mà làm cho hồ ao chuyển mình được. 


Chao ôi, mệt quá, người đàn ông mệt quá! Đã mệt vì kiếm tiền, lại mệt vì trác táng, mệt vì nịnh bợ, ví chăng có thấy gió xuân lay động cành hoa, long lanh cặp mắt của người vợ nao nức niềm trăng ý nhạc thì cũng đành phải uống thêm vài ly rượu ngâm hổ cốt, tắc kè và rất nhiều khởi tử...Yêu thương không còn là một nghệ thuật, không còn là làm thơ có bằng, có trắc, có vần, có điệu. 


Lòng đã nóng như thiêu, nhà lại thấp, bức cứ điên lên. Có tiền lắp cái máy lạnh cho đời thêm tươi một chút, nhưng dù thế nào đi nữa thì thơ sáng tác cũng chỉ là một thứ thơ tự do, thơ văn xuôi, không có vần có điệu, vì đôi khi có vần có điệu thì cũng là cái thứ vần thứ điệu lem nhem, lỉnh kỉnh. Nào đâu những buổi hoàng hôn lành lạnh, quấn quít tơ hồng; nào đâu những đêm trăng êm mướt như tơ, mái tóc ai xoã trên gối đầy những bông sao rụng; nào đâu những tiếng tiêu, tiếng nhạc của trời tình bát ngát hoa hương, mến thương nhịp thở ái ân thường vẫn thấy viết trên những báo xuân, sách tết? 


Trên các nẻo đường nắng chói chang ở đất này, người ta chỉ thấy những người đi vội vã, chán chường mệt mỏi. Dậy từ tờ mờ sáng mà tưởng như đã hết ngày rồi. Xới vội một bát cơm ra đĩa với khô, vừa ăn vừa lo công việc. Con cái muốn làm gì thì tuỳ, bố mẹ còn bận đi lo tiền. 


Một cô xách "bóp" da cừu dừng lại ở đường Chợ Cũ ăn mấy cái bì cuốn "nhắm" với một ly đá lạnh; một ông, nhân ngày xuân tươi đẹp, "bao" vợ và con, mua ba trái dưa hấu bổ ra ăn cả nhà, mặt mùi "tèm lem"; lại một bà, thương chồng con vất vả quanh năm, bưng về cả một liễn cary Chà mở tiệc thưởng xuân ăn với rất nhiều bún kèm thêm một vài ổ bánh mì dài như cây đòn gánh. 


Ăn như thế mà khát thì uống một ly chanh muối hay chén đậu đỏ bỏ rất nhiều nước đá; ai muốn mát ruột mà lành thì uống một chén "sinh sâm" hoặc một ly sữa đậu nành, còn các co gái dậy thì, ăn thịt nhiều xót ruột, mua một vài đồng "tầm ruột" hay "cốc" chấm mắm nêm ớt, ngon đáo để, giòn rau ráu. 


Tháng giêng ở miền Nam ngà ngọc có một vẻ đẹp "ly kỳ" làm cho người ta háo hức, khiến cho cổ họng khô teo, muốn uống nước cả ngày, uống rồi lại khát, khát rồi lại uống, mồ hôi vã ra như thể là mình "thoát dương". 

Nhưng mà sướng,Sướng là vì nhà nào, dù kiết xơ kiết xác đến đâu cũng có một tủ lạnh để vài ba chai nước lọc, một cái radio, một cái tivi hò hét những vũ điệu điên cuồng khiến cho ông vía, bà cụ, chàng trai, cô gái đều rên rú cả lên, muốn "vặn mình xà" nhảy vũ điệu "cha cha cha" rồi thoát y vũ như trong "sô" Trương Minh Giảng. Tươi quá, trẻ quá. Quả là một giai đoạn "đang lên". Nhưng tại làm sao tất cả những sinh khí tươi trẻ, đang lên đó không làm khuây khoả được lòng người sầu xứ luôn luôn mong cho đất nước tiến triển vượt bực, mà trái lại lại làm cho y rầu rĩ hơn, nhớ thương hơn những tháng giêng Bắc Việt đã qua rồi? 

Ờ, cứ vào dạo này đây, ở Bắc người ta đi lễ vui đáo để. Chiều chiêu, đứng ở nhà Khai Trí Tiến Đức, nhìn lên cầu Thê Húc sơn đỏ ở giữa đám mây xanh đông đảo những người đi lễ trong ngôi đền Ngọc Sơn trắng toát, anh cảm thấy có những lúc nước lộn lên trời, trời rơi xuống đất khi nhìn những bóng người hiện ra huyền ảo ở dưới làn nước xanh mơ. 


Qua Ngõ Hồ là đền Hàng Trống có tiếng là "hương ngát của trời"; quá ra đến Hàng Vải là đền Quan Phước, ai mất người, mất của đến cầu xin thì thấy; từ đó ngược lên, ra lối Toà án là chùa Quán Sứ - ờ, chắc bây giờ mấy cây thông bách tán ở trước cửa chùa đã lớn lắm rồi đấy nhỉ! Thế rồi là chùa Dâu, chùa Kim Cổ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc thờ ông thánh đồng đen, chùa Bà Đá, chùa Liên ... trời! Biết bao là chùa đẹp, biết bao nhiêu cảnh nên thơ, biết bao nhiêu người đi lễ cầu con, cầu của! 


Trước đây, tháng giêng ở Bắc là tháng người ta chỉ dành ra để trước là lễ Phật, sau là lễ tiên tổ ông bà. Người sống cảm thông với người chết trong tháng ấy, lấy tâm tư mà nói chuyện với nhau, lấy đạo lý mà khuyên bảo, dạy dỗ nhau cách nào cho vẹn đạo làm người, chớ có thấy giàu mà ham, chớ vì sang mà bỏ nghĩa, chớ vì cầu an mà làm tôi mọi cho người ngoài. 


Từ xưa, Bắc Việt có bao giờ là một miền giàu có? Ai cũng phải ăn nhịn, để dành; lúc nào cũng phải lo đối phó với ngoại xâm chỉ rình bóp cái cổ họng của Đông Dương trước nhất; không năm nào không lo bão tố, lụt lội, hạn hán, mất mùa ... Nhưng lạ lắm, cô Ba à, tại sao tôi thấy người Bắc lúc nào cũng bình tình, trầm mặc, sẵn sàng "chơi" lại những thử thách của trời trong khi vẫn sống một đời sống nội tâm phong phú, nhất là người đàn bà Bắc, sao cũng lo gánh vác giang son nhà chồng, cũng lo từng miếng ăn giấc ngủ cho chồng cho con, cũng hai sương một nắng mà có vẻ như không "đầu tắt mặt tối" như người đàn bà ở trong đây? Ở trong đây, người ta vội quá: người tử tế lo vội vàng để kiếm sống đã đành, ngay các cô tứ thời lấy ngoại kiểu "ngồi lên đống tiền" cũng vội; các xe hơi chạy vội, cái kèn xe bóp vội, xoa mạt chược cũng vội, và nếu đôi khi có tập uống chén trà Tàu, bắt chước ngâm bài "Hoàng Hạc" cũng cứ vội luôn. 


Bây giờ, ngồi mà nhớ lại, tôi không thể nghĩ được rằng tháng giêng ở Bắc có những sự vội vàng, vất vả não nề đến như vậy. Người ta sống đúng như cái sống do các bậc quân tử Tàu chủ trương: sống đầy đủ, có thiếu một chút cũng không sao; làm việc cho mình, cho xã hội nhưng vẫn có thì giờ đi thuyền trên đầm thơm hát bài "Hái Sen" một mình; buôn tần bán tảo ở đô thị, thôn quê nhưng vẫn dành thì giờ đi chợ kiếm một món ăn ngon cho chồng, rồi đến ngày rằm mồng một vẫn rảnh rang đi lễ cầu cho sống lâu, giàu bền, dân an, quốc thái và có hội hè gì vẫn sửa nếp áo mới, tô đôi má cho hồng để cùng với chồng vui chơi thưởng thức.Từ ngày mồng bốn tháng giêng, ở các làng vùng Bắc bắt đầu mùa quan họ. 


Hát cho lở đất long trời,Cho giời biết mặt, cho người biết tên,Hát từ chợ Phủ hát lên,Hát suốt tỉnh Bắc qua miền Đông,Hát sao cho cạn dòng sôngCho non phải lở cho lòng phải say. 
Người vợ bảo chồng:"Anh đã biết hát ví rồi. Lối hát này, trai gái hát quanh năm, tát nước hát, giã gạo hát mà dún đu cũng hát. Hát quan họ khác thế: lối hát này chỉ có riêng trong những ngày hội mùa xuân, trai gái hát cầu vui, nhưng có nhiều làng còn tổ chức hát thờ thần, trao giải. Muốn vào hát giải, trai gái phải biết năm giọng rất khó hát là Tình Tang, Đường Bạn, Hữ La, Xuống Sông, Lên Núi ... Hay lắm! Nhất niên nhất lệ, tội gì bỏ sót một buổi nào..." Vào ngày chín tháng giêng, làng Nội Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (tục gọi là làng Nếnh) có rước thần kể hạnh, hát đúm nhưng mê nhất là trò kéo chữ. 

Những tay cờ, dưới hiệu lệnh của một vị chỉ huy, chạy ngang dọc ngược xuôi thành một hàng chữ có ý nghĩa. Những chứ này phải làm lễ xin thánh ban cho, chứ không phải muốn dùng chữ gì cũng được. Có năm là "Phong đăng hoà cốc", có năm là "Thiên hạ thái bình". 


Nhưng mê nhất là hát tuồng. Bây giờ ở đây tuồng cải lương và kịch được công chúng ưa xem, nhưng riêng tôi thì cứ ra giêng, ngày trước, thế nào vợ chồng cũng phải đi xem tuồng cổ, để nhân dịp đó bói tuồng xem năm mới làm ăn ra thế nào rồi đến lúc tan hát ra về, vợ chồng dắt tay nhau đi nhởn nha dưới bóng trăng bàn luận về vai trò Khương Linh tá đóng thật tài, hay Quan Vân Trường qua ngũ quan trảm lục tướng trông ghê quá... 


Cuối tháng giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu. 


Cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không đẹp lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỷ, mặc dầu không có ai thấy để đoàn biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trằng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giũa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến. 


Nằm trên cái giường tre ngoài vười kê dưới một gốc lan tây thơm phức, mình nghe rõ ràng có tiếng trăng thủ thỉ thì thầm. Ở nhà ngoài, vọng vào câu chuyện của mấy cô hàng xóm. Không, vào tháng giêng, người Bắc Việt ít có giải trí nghèo nàn trong rạp hát, nhà xinê hay tiệm nhảy: một bà nói chuyện mới đi lễ chùa Trầm về, xin được một cây xăm "thượng thượng"; một cô khác trịnh trọng đưa biếu người chị em thân một gói quá Thiết Quan Âm của ông bác vừa ở Trùng Khánh về ăn Tết; một bà khác nữa giở hộp trầu ra, vừa nhai vừa cuốn theo lối "sâu kèn" những điếu thuốc là ta ướp hoa ngâu. 


Vào khoảng nửa đêm, thành phố im lắng. Có mấy hạt mưa xuân bắt đầu. Người chồng đóng cửa lại, vào nhà. Không khí lại càng thân mật thêm lên. Chắt chiu trong mươì mấy năm trời, kể từ lúc còn hai bữa cơm đèn cho đến bây giờ có đồng ra đồng vào, người vợ đêm xuân cảm thấy con tim có cánh, rót hai li rượu nhỏ mầu trăng cùng đối ẩm với người chồng lấy nhay từ lúc hãy còn nghèo túng. Nầy, trầu vàng, vỏ tía ngon đáo để, hay là ta ăn một miếng, rồi bói một quẻ Kiều đầu năm xem xấu tốt ra sao hãy đi ngủ, hở mình? 


Chao ôi, đến cái thú bình dân nhất là ăn trầu, ở đây người sầu xứ cũng thấy không ưng ý. Suốt cả tháng giêng, cau đắt, bảy tám đồng một quả, cố mua mà ăn vẫn cứ cứng quèo quèo. Hầu hết phải ăn bằng cau khô. Mà càng ăn như thế thì lại càng nhớ những miếng trầu ngày xuân ở Bắc, ăn với miếng cau "tiên đầm" ngọt cứ lừ đi. Ngồi đánh tam cúc hay rút bất với nhau, những người bạn của chồng xưa nay ăn trầu vẫn kêu cay đắng thấy vợ bạn nhai ngon quá cũng "xin" một miếng ăn cho ấm người, mà cũng là để lấy may vì "mười bốn ván liền rút toàn nhị tống cửu, tam tống bát". 


Bây giờ, đâu còn những cốc rượu, những miếng trầu, những đêm rút bất say sưa như thế nữa? Đâu còn những chén hạt mít vợ mời chông nhấp men tình, đâu còn những buổi họp bạn đến một hai giờ sáng - vì không có giới nghiêm - rồi quay ra ăn bánh chưng rán với cá kho, giò thủ, và tráng miệng với chè đậu đãi, uống trà mạn ướp sen? 


Món ăn ngon trong thương nhớ mười hai

Người khách xa nhà nằm ngửa mặt lên trần, mơ lại những ngày xuân đã mất và cảm như tất cả những cái vui đẹp, say sưa đó thuộc vào một tiền kiếp xa xôi. 


Không. Y không phải là một người hèn nhát, nhưng mang trong mình một lúc tới bảy tám biệt ly, quả là có lúc y buồn quá cũng muốn chết đi cho rảnh. Không có lý nào y lại khóc với lòng! Y cố nhắm mắt để ngủ thì đến gần sáng bỗng mơ mơ màng màng thấy ở cửa đi xuống vườn, nơi rặng chuối, có bóng một người đàn bà đẹp, mặc áo xanh, bước qua cửa sổ vào viện sách. 


Đêm tháng giêng ở Sài Gòn nóng quá, có khi gần sáng mà người nằm ngủ hãy còn lã chã mồ hôi. Bóng người đàn bà đẹp cúi xuống lau trán cho người mê ngủ. Và bỗng nghe thấy như xa, như gần ở bên tai: 


"Thường tình, ai cũng ưa hiện tại bởi vì hiện tại chờ đợi những đổi thay, hứa hẹn những tương lai hứa hẹn, thế mà làm sao anh cứ băn khoăn mãi với quá khứ làm gi? Hay là tại sầu nhiều chăng, giận nhiều chăng?" 


Người sầu xứ, trong cơn mơ thiêm thiếp, phảng phất thấy hình bóng của người đàn bà mặc áo xanh đó quen quen, mà nghĩ mãi vẫn không biết là ai. Đó là một người quen biết thực, trong đời sống thực? Hay là hình ảnh của một mùa xuân đã chết, của một cái đẹp đã mờ xa, một mối tình chung thuỷ nhưng não nùng, ai với ai cùng xây một mộng ước mơ nhưng bị trời bắt phải lìa nhau lúc sông?Người đàn bà mặc áo xanh lại nói: 


"Vui và buồn ở đời là tuần hoàn cả. Tất cả bí quyết của sự sống là biết tin tưởng và đợi chờ, vì tin tưởng và chờ đợi thì cái gì mà chẳng đến? Anh đọc sách có còn nhớ chuyện Pygmalion không?""Đó là một nhà điêu khắc có tài ở trên một hòn đảo xanh biêng biếc giữa đại dương thần thoại. 


"Pygmalion đem hết tâm hồn tạc nên một pho tượng đẹp, tượng nữ thần Galatée, đẹp quá, đẹp vô cùng là đẹp, đến nỗi chính mình lại say mê tác phẩm của mình. 


"Nhưng người đẹp chỉ là một vật vô tri, hiểu đâu được tình cảm não nùng của nhà nghệ sĩ? Pygmalion than khóc ngày đêm và, ngày đêm, khấn nguyện được có một người vợ đẹp tuyệt trần như pho tượng. Thì một sớm kia tiếng khẩn cầu thần đến tai thần Vệ nữ. Và bà thần này - vốn giống đa tính, thương người đồng điệu - đã hoá phép cho pho tượng Galatée thành ra người thực để cho "chàng" và "nàng" chung sống với nhau". 


Người đàn bà đẹp mặc áo xanh nói tới đó thì vòng tay ta khép lại, làm cho trăng non ở ngoài cửa sổ cũng phải thẹn thùng. 


Đôi mắt đẹp lung linh sầu. Ta thấy như cả một mảnh vườn thơm ngát hương cau nghiêng xuống mé giường xô lệch. 


Em yêu ơi, sống là tin tưởng và chờ đợi, nhưng biết rằng mái tóc người ta có còn xanh mãi được chăng? 


>>> Tháng Hai: Tương Tư Hoa đào
<<< Tự ngôn

Việc sử dụng bất ngờ của tỏi

Posted: by Unknown in Nhãn:
0

Việc sử dụng bất ngờ của tỏi

Hằng ngàn năm trước, con người đã trồng tỏi để làm thức ăn và thuốc chữa vết thương, chữa nhiễm trùng tai và bệnh phong, giúp tráng dương... Người Ai Cập cổ đại thấy tỏi đặc biệt đến nỗi đã tôn thờ nó. 

Dưới đây là 8 công dụng bất ngờ của tỏi mà có thể bạn chưa từng nghe tới.

Món ăn ngon với tỏi

Trị mụn
Tỏi có tác dụng thanh lọc máu và tính chất kháng khuẩn nên có hiệu quả chống mụn trứng cá và các bệnh về da. Một số người nói rằng bạn có thể thoát khỏi tình trạng mụn dai dẳng bằng cách chà xát nhẹ nhàng lát tỏi sống lên mặt. Bạn cũng có thể nghiền nát củ tỏi và gạn lấy nước chiết xuất từ tỏi. Nhúng một miếng vải sạch vào nước tỏi và thoa lên vùng mụn trên mặt bạn.

Đuổi muỗi
Quan niệm cho rằng ma cà rồng sợ tỏi có thể xuất phát từ thực tế rằng muỗi bị đuổi bay bởi mùi tỏi. Chưa có lý do rõ ràng vì sao chúng không thể chịu được mùi này nhưng có thể nói rằng hợp chất của tỏi có hại cho muỗi, vì vậy người ta đã dùng để tránh muỗi. Bạn sẽ tránh được nhiều muỗi hơn nếu bạn sử dụng tỏi như một loại thuốc đuổi muỗi vào ban ngày. Bạn có thể sử dụng nó để đẩy lùi muỗi vào ban đêm bằng cách đặt nhánh tỏi ở nơi có muỗi, hay thoa một chút nước tỏi lên vùng da hở.

Bảo vệ vật nuôi
Tỏi không chỉ xua muỗi mà còn đuổi bọ ve, bọ chét và nhiều loại côn trùng khác. Một số thương hiệu thức ăn vật nuôi có trộn bột tỏi để đuổi côn trùng bám vào vật nuôi. Các chủ ngựa cũng dùng hỗn hợp tỏi để tránh các côn trùng có hại. Bản thân con người, cũng có thể giữ một lượng tỏi nhất định trong khẩu phần ăn hằng ngày để bảo vệ bản thân khỏi côn trùng.

Dùng như thuốc trừ sâu
Nhiều loại thuốc trừ sâu thương mại có hại cho môi trường. Tỏi mặc dù hoàn toàn tự nhiên nhưng có hiệu quả như bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Đơn giản là trộn tỏi sống và nước ép tỏi với tiêu và một chút xà phòng để tạo thành loại thuốc trừ sâu đặc biệt.

Dùng như thuốc kháng sinh
Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng có một số thời điểm nó sẽ hữu ích. Khi tai nạn xảy ra, các chuyên gia y tế thường không có mặt ngay lập tức để thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bạn hay ai đó bị thương và không có kháng sinh ở cạnh, thử tìm vài nhánh tỏi. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nhẹ nhàng xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.

Dùng làm keo dính
Nếu bạn không có một lọ keo hay băng dính trong nhà, đừng lo lắng. Miễn là bạn có củ tỏi sống trong tủ lạnh thì có thể tạo keo ngay lập tức. Bóc tỏi ra và nghiền nát. Keo tỏi có thể được tạo thành bằng cách chà xát nước tỏi lên giấy hoặc thủy tinh. Chất kết dính được tạo ra từ tỏi được sử dụng để sửa chữa kính tại Trung Quốc.

Dùng làm mỹ phẩm
Bạn cũng có thể tự tạo mỹ phẩm từ tỏi. Chẳng hạn, bạn có thể pha một loại nước rửa mặt bằng cách trộn nước tỏi với nước cốt chanh và nước, giấm táo, hoa oải hương. Bạn thậm chí còn có thể làm kem dưỡng tóc và da dầu bằng hỗn hợp nước ép tỏi với nước lọc, rượu vodka và hoa hương thảo. Trước khi thoa những loại mỹ phẩm từ tỏi này lên cơ thể, bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa nên vùng da trong cánh tay xem có bị dị ứng hay quá mẫn cảm với tỏi không.

Dùng làm siro chữa đau họng
Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi, đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước.

Kích thích hưng phấn tình dục
Hiệu quả kích thích tình dục của tỏi đã được Aristotle - nhà triết học và bác học của Ai Cập cổ đại, và tài liệu cổ Ấn Độ khẳng định. Talmud - tập hợp các văn bản cổ của các bậc thầy người Do Thái thậm chí còn chỉ định cho người chồng ăn tỏi trước Ngày thánh và trước khi làm "chuyện ấy" với vợ. Nhiều người Hindu tránh tỏi vì họ tin rằng loại gia vị này khiến họ dễ sao nhãng vào việc đang cần tập trung tinh thần cao độ.

Nếu bạn sắp có một cuộc hẹn hò lãng mạn, hãy nhớ thêm một chút tỏi vào thực đơn, chỉ vừa đủ để thổi bùng đam mê mà không làm miệng bạn có mùi khó chịu.

Nguồn: Vnexpress
Những công dụng bất ngờ của tỏi

Tứ Xuyên hàu

Posted: by Unknown in Nhãn:
0

Tứ Xuyên hàu

Sò huyết là một món ăn bổ dưỡng, dễ chế biến do sò huyết nhanh chín. Bạn có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món khác nhau như:

_Sò huyết la-cốt: Cho sò huyết vào tô, đổ nước sôi, gạn hết nước, rồi lại đổ nước sôi vào, và chỉ cần thêm một đĩa muối tiêu chanh nữa là bạn có thể thưởng thức được sò rồi.

_Sò huyết nướng mọi: Cho sò huyết vào vỉ nướng (loại vỉ hộp) cho lên nướng trên bếp, chỉ cần sò huyết tiết nước, kêu xì xì là có thể măm được rồi.

Hôm nay Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn làm mónSò huyết Tứ Xuyên, là một món của người Hoa.

Món ăn ngon với só huyết Tứ Xuyên

Nguyên liệu:
Sò huyết con lớn: 700g, rửa sạch
Gừng băm: 1 thìa
Tỏi băm: 1 thìa
Dưa kiệu: 1 thìa
Sả băm: 1 thìa
Ớt sừng: 1 quả, bỏ hạt, băm nhỏ
Rau răm: rửa sạch, cắt nhỏ
Tương ớt (cholimex): 2 thìa
Sốt cà chua (cholimex): 2 thìa
Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, giấm gạo.
Bột năng.

Cách làm
Sò huyết trần nước sôi hoặc nướng (như mình hướng dẫn bên trên), tách bỏ một mảnh vỏ, phần vỏ dính với thịt thì bày ra đĩa, quay phần thịt lên.

Phi thơm gừng, tỏi, cho tương ớt, sốt cà chua, ớt sừng vào, cho nửa bát nước. Nêm: 1 thìa đường, 1 thìa 1 thìa giấm gạo, ½ thìa hạt nêm Aji-ngon, nấu sôi nhẹ, xuống bột năng cho hơi sánh. Múc sốt giội lên trên sò huyết, rắc rau răm thái nhuyễn lên trên, ăn nóng.

Sò huyết Tứ Xuyên có mùi thơm nhẹ của các loại gia vị, kết hợp với hương vị tự nhiên của sò. Vị chua ngọt hài hòa, rất ít cay.

Click để xem thêm cácmón ăn ngon từ sò huyết:
- Sò huyết rang me
- Sò huyết xào tỏi 

Turtle Soup

Posted: by Unknown in Nhãn:
0

Turtle Soup

Thôi cũng là may: phe dân chủ ở Mỹ thắng, mình đã thấy ngay một cái lợi là biết ăn canh rùa. Mới nghe, tưởng là đùa, nhưng sự thật quả là như thế.

Từ thuở bé, sống ở Thủ đô Bắc Việt, ông bà tôi, rồi đến thầy mẹ tôi, chỉ dung nạp được một thứ kêu là ba ba: ba ba tần, ba ba nướng chả, ba ba om, ba ba nấu giả cầy (có đậu phụ, chuối xanh, lá tía tô... Thượng đế ơi, ngon quá!)... nhưng đến cái con vật mệnh danh là con rùa thì tối kỵ, không ai lại ăn đến cái thứ đó bao giờ. Quái, con rùa thì khác gì con ba ba? Mà sao ăn ba ba lại không ăn rùa?

Có lúc tôi nghĩ như thế nhưng không dám hỏi.

Mãi đến sau này, lấy vợ, có buổi mây chiều gió sớm, ngồi “đấu lý” với nhau, tôi mới biết người hiền nội trợ phương Bắc không ăn rùa là vì thành kiến từ ngàn đời xưa để lại:

Thương thay thân phận con rùa, Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia Ở đình chùa nào, người ta cũng thấy con rùa bằng đá hay bằng gỗ nên con rùa, không ai bảo ai, đã mặc nhiên thành ra một con vật huyền bí, có tính cách thiêng liêng, phải tôn thờ, phải kính cẩn, không được coi làm thường. Thôi, đừng có nói bậy, mà phải tội bây giờ đấy. Người vợ hạ giọng xuống khẽ bảo chồng, như dạy dỗ, như khuyên can:

- Rùa là đệ tử trung thành của Đức Phật từ bi đấy, biết chưa? Ngày xưa, đã lâu lắm lắm rồi, lúc thầy Đường Tăng đi thỉnh kinh bên Tây Trúc, chính là nhờ con rùa đấy, chớ không thì làm thế nào mà đi được thiên sơn vạn thủy, đương đầu được với bao nhiêu quỷ sứ, yêu tinh!? Thế cho nên thỉnh được kinh rồi, thầy Đường Tăng thành Phật thì Đức Quan Thế Âm ngài cũng cho con rùa thành Phật luôn... Vì thế không bao giờ nên ăn thịt rùa. Ăn vào thì xúi quẩy, lụn bại, không còn buôn bán, làm ăn gì được!

Yêu nhau, bảo thế nào lại chẳng phải nghe. Hai chục năm, sống ở bên cạnh người vợ bé nhỏ, một niềm kính Phật thờ Trời, tôi không một phút nào dám nghĩ đến chuyện ăn thịt rùa. Mãi đến tận gần đây, vào trong này, một biến cố lạ lùng xảy ra, khích động tính tò mò quá mức, khiến cho người chồng đã có một lần quên hẳn lời người vợ yêu để liều ăn một bữa thịt rùa xem sao. Nhưng mà cái việc liều lĩnh đó không phải là không có cớ!

Ấy là vì khoảng dăm năm trở lại đây, ngày vui của kẻ viết sách này có thể đếm trên đầu ngón tay mà ngày buồân thì dằng dặc như trong đoạn kết bài thơ của vua Đường khóc người đẹp họ Dương. Mình cứ rình một cơ hội gì để liều đổi thời vận xem ra thế nào, thì trúng ngay vào lúc Tổng thống Eisenhower hết nhiệm kỳ, hai ông Kennedy và Nixon tranh nhau làm Tổng thống.

- Nói chuyện dằng dai, dễ ghét!

- Thì đã bảo mình đương buồn mà! Đêm vắng, nằm không ngủ được, mình mới lôi những bài tuyên ngôn của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ ra coi, rồi dây mơ rễ má, đọc luôn cả những bài văn cổ động cho hai ông. Một cuốn sách tuyên truyền cho công dân Kennedy đã làm cho tôi chú ý: cụ thân mẫu ra ông Kennedy, năm đó gần tám mươi tuổi, chính là trưởng ban tuyên truyền của ông; các anh em ông đi khắp mọi nơi hô hào cử tri bỏ phiếu cho ông không ngớt, nhưng giúp việc cho ông đắc lực nhất, chính là những cô em gái ông hoạt động bất phân mộ dạ, dưới muôn vàn hình thức khác nhau.

Các cô đi không còn thiếu một câu lạc bộ, một hội liên đới phụ nữ nào; các cô diễn thuyết và lấy lòng phụ nữ cho ông anh; nhưng tài tình nhất là cụ thân mẫu và các cô em của ứng cử viên Kennedy khéo làm các bánh ngọt để biếu các bạn gái ở từng quận xã và không quên gửi kèm theo một cuốn sách mỏng trình bày rất đẹp. Một cuốn thơ xanh mầu hy vọng? Hay đó là một bản sao mấy bức danh họa của Gauguin, Van Dyck? Không, thơ họa gì cũng không bằng. Cuốn sách nhỏ bé gửi biếu các cử tri đó chứa đựng một bảo vật gia truyền của dòng họ Kennedy: bí quyết nấu canh rùa. Xin mời các bạn gái cử tri trên toàn bộ nước Mỹ cứ theo đó mà làm, các bạn sẽ tạo hạnh phúc cho chồng con và các bạn sẽ thấy thiên đường không ở đâu xa, mà chính ở ngay trên trái đất!

Đọc thế, tôi thấy hay hay; nhưng làm cho tôi suy nghĩ thực nhiều, phải là từ lúc có tin điện loan truyền cùng thế giới: Kennedy đắc cử!

Không hiểu tại làm sao từ đó, lúc nào tôi cũng nghĩ tới món canh rùa và, thường đêm, vào lúc chập chờn sắp ngủ, tôi hay liên tưởng đến một cái đĩa tây trắng cứ bong ra, đựng một thứ nước óng ánh vàng, trên thả một nhánh tỏi, vài ba lát ra-đi, lập là lập lờ vài miếng thịt hung hung mầu vàng ố! Phải, tôi tưởng tượng canh rùa của người Âu Mỹ như thế đó, nhưng chẳng biết ăn thế thì có ngon không nhỉ? Người Âu Mỹ ăn thịt ngựa, thịt ếch, ừ thì cũng được đi; nhưng bảo rằng họ thích canh rùa thì quả là từ khi đọc tập sách cổ động cho ứng cử viên Tổng thống Kennedy, tôi mới thấy lần đầu tiên như vậy. Rùa ăn có giống thịt ba ba không? Thịt nó dai và nhạt? Và ăn uống thì cách thức làm ra thế nào, hở... cô Năm?

Tôi có một cô bạn nhỏ quen nhau từ câu chuyện đi lấy lát ở Cồn Tranh dệt chiếu và biết nhau từ một sáng thu đi hái lá so đũa nấu canh với cá cơm để cùng ăn trong một túp lều tranh trên cồn. Yêu quá thể là yêu, cô gái bé miền quê Sa Đéc! Này, có phải ở ruộng người ta cho bông hoa bằng lăng này là biểu hiện của tình yêu mộc mạc không? Ờ mà quên mất nhỉ, bao giờ em lấy chồng? Mà yêu nhau quá thế này, đến khi anh về thành với vợ, em có buồn không?

Người con gái bé nhỏ không biết gì hết, ngoài những chuỗi giờ dằng dặc ngồi bẻ bìa, móc chân làm chiếu kiếm tiền, chỉ biết cặm cụi vào bếp để nấu hết món này đến món kia làm vui người bạn mang nặng trong lòng nỗi biệt ly xứ sở.

Ăn uống không có gì hết cả: vài trái điều xào với tôm, ăn vào một buổi chiều có gió hây hây; một chén mủ trôm trưa hè; một nồi cá cháy không lột vỏ, không đánh vẩy, kho lạt ăn với cơm nguội; một chén dế cơm chiên nhắm nhót buổi tối trước khi đi nằm, hay mấy con ốc gạo cuốn theo lối bì cuốn chấm đẵm giấm ớt ăn vào lúc đương xót ruột... Chỉ có thế thôi. Nhưng phải trông thấy tận mắt người con gái bé nhỏ đó xào nấu, chế hóa các món ăn và đệ lên cho mình dùng, ta mới có thể cảm thông được sự trang trọng lên cao đến mức nào và ta không thể không nghĩ rằng những món quà hèn đó, đối với cô Năm, còn quý hơn là các bà các cô ở thành trịnh trọng với sơn hào hải vị.

Sinh làm con nhà nghèo, cô chỉ biết con cua, con ếch, lá rau bò ngót, con cá nham rào, cùng lắm là miếng huyết heo luộc ăn với gạo lúa đốc, chớ có bao giờ biết vây yến, sucút hay camămbe Ôsiđa là gì. Ăn thịt con rùa, cố nhiên tôi phải hỏi cô Năm và cố nhiên một hôm tôi đã được thưởng thức món rùa chính cống làm theo kiểu miền quê Nam Việt.

- Trời ơi! Sao anh lại có thể ví con rùa với cua đinh? Có lẽ ở xứ sở anh, người ta kêu cua đinh là ba ba, và em nghe các bà Bắc di cư nói chuyện thì “ở ngoải” người ta ăn ba ba thường lắm, hoặc theo kiểu tần, hoặc theo lối rán hay om với chuối xanh, đậu phụ, riềng, mẻ, điểm thêm mấy lá tía tô hay rau ngổ. Ở đây, cũng vậy, người ta cũng ăn cua đinh, nhưng cua đinh và rùa có hương vị khác hẳn nhau, cũng như thịt vịt ta không thể như thịt vịt xiêm, hay không ai lại có thể so sánh con cá ngáp với con cá sặt, chỉ vì lẽ cùng là loài cá.

Không ai bảo cho tôi biết ở đô thị, người ta ăn thịt rùa theo cách thức nào, cũng như tôi chưa sưu tầm được bí quyết nấu canh rùa của em gái cố Tổng tống Kennedy ra sao; nhưng mấy món rùa của cô Năm nấu cho tôi thưởng thức hôm đó đã làm cho tôi chợt cảm thấy như vừa mới nghe thoang thoảng đâu đây một hương lan hòa với hương xuân lúc cùng với người yêu trèo lên một đỉnh núi cao trên Đà Lạt.

Có những người sành ăn muốn thưởng thức món ăn gì, hết sức giữ cho kỳ được vị của món đó trong khi chế hóa mới vừa lòng. Ăn rươi, sợ tanh, mà cho gia vị đánh át mất cả vị của chính con rươi; ăn dê hầm mà cho lá sả và tẩy gừng quá tay để cho mất mùi hoi, hoặc pha mắm tôm ăn chả cá mà cho nhiều rượu và chanh quá, làm mất cả vị của mắm tôm, ăn như thế tức là “ám sát” các vị căn bản của món ăn, “thực bất tri kỳ vị”. Tôi thích món ba ba tần, ba ba hồng síu, ba ba om duyên dáng, triền miên, nhưng ăn đến rùa mà thật gọi là “thưởng thức”, cần phải ăn theo hai món chính mà cô Năm đã làm cho tôi. Đó là món rùa xào và món xé phay gỏi bắp chuối.

Lúc còn ở ngoài Bắc, tôi đã được trông thấy một con rùa to bằng cái nia lớn lên phơi nắng ở trước đền vua Lê. Rùa như thế, tôi đã cho là lớn lắm nhưng sau này xem sách thì chưa thấm vào đâu hết.

Trong hai mươi nhăm loài rùa sống ở trong trời đất, người ta đã tìm thấy những con to bằng cả một cái chiếu rộng nhất, cân nặng tới năm trăm kí, nhưng trái lại, lại có những con sống hàng trăm năm mà không lớn hơn một bàn tay, ta có thể cho vào túi bađờsuy đi dạo mà không ai thấy.

Người ta bắt nó ra sao? Ta thường vẫn tưởng chỉ có hai thứ rùa: rùa núi và rùa sông, rùa sình. Thực ra, ngoài hai thứ đó, còn có một thứ rùa biển nữa. Rùa biển ăn thịt cá, tôm và nhiều khi bắt vịt, bắt le như chớp nhoáng; còn rùa sông, rùa sình thì thường ăn rêu, ăn sậy nhưng cũng không chê tôm cá, nếu chẳng may những con này sa vào miệng chúng; bởi vì rùa biển, rùa sông hay rùa núi đều có một điểm giống loài chim là chúng có một cái miệng không răng mà hai mép thì rắn như sừng, thường gọi là cái mỏ.

Những người ăn thịt rùa không thích những thứ lớn quá vì ta có quan niệm cái gì lớn quá đều là thần hoặc là ma. Rùa lý tưởng cho người ta ăn thịt là thứ rùa lớn bằng cái đĩa tây. Theo các sách Âu Mỹ thuật lại thì từ năm 1708, người Âu châu đã thích ăn thịt rùa, Đại úy Francois Leglat đã viết trong một cuốn nhật ký của ông: “Thịt rùa cũng tựa như thịt trừu nhưng ăn thanh hơn nhiều”. Nhà thám hiểm Marc Antoine Rendu ăn thịt rùa hả quá cũng viết: “Canh rùa là vua canh” và không chê những con rùa kỳ lạ không có vảy nhưng toàn mình bọc một tấm da như kiểu một nhà võ sĩ thời Trung cổ.

Con rùa cô Năm làm cho tôi ăn hôm ấy không kỳ lạ đến như thế; nó giống như các con rùa thường, chỉ khác mai nó hung hung vàng. Cô nói:

- Rùa ăn thế nào cũng được, chỉ có một điều nên nhớ là thứ rùa quạ, mu đen như quạ, ăn không tốt. Người ta lại bảo rằng ăn rùa quạ cũng như ăn cua đinh mà cụt một cẳng thì dễ sanh bịnh cùi. Chẳng biết có đúng hay không? Con rùa mà em mua được hôm nay là rùa vàng, ăn vào phát tài, anh dùng đi, chớ cứ ngồi mà nhìn em hoài vậy ư?

Cô Năm tiếp thêm cho tôi một miếng rùa xé phay. Cô nói:

- Anh ăn đi, ngọt lắm. Em làm kỹ, không có sợ đau bụng đâu. Người ta bảo rằng làm cái giống rùa này mà không lau cho khô nước thì dễ sinh đau bụng. Anh đã thấy em làm rồi đấy: thịt khô mà chín nhừ. Có người cho lên lò nướng rồi tróc mu ra. Em không thế. Em cho vào nồi, trong nồi có sẵn muối hột; em rang muối, khi nào muối nóng thì bỏ rùa vào.

Thấy muối nổ cũng đừng bắc ra vội; phải đợi cho muối vàng và tan thành bột, hãy bắc nồi ra. Lúc đó, rùa mới thực chết và thịt nó lúc ấy mới thực săn. Em cậy nắp ra, bỏ ruột, có trứng thì lấy trứng; đoạn, lấy dao lách thịt, xé phay, cuốn bánh tráng, gia đậu phộng, rau răm và hẹ, như thế này. Anh phải chấm đẫm nước mắm ớt có pha giấm và đường, ăn với đồ chua mới ngon, anh à.

Ăn kiểu này thì thưởng thức được chân vị của món thịt rùa; người ta thấy thoang thoảng một chút tanh tựa như cái tanh của sò, của hến, thêm cái chất ngọt của thịt gà chân chì mà lại man mát tựa như thịt vịt xiêm. Thú thực là tôi không thấy cái gì “tựa thịt trừu” như lời Đại úy Leglat đã nói, song ăn đến cái nước lèo rùa luột thì phải nhận là ngon, nhưng cái ngon đây vẫn không phải là cái ngon đáo để của thịt trừu, hay thịt bò con, mà là cái ngon dịu hiền, thanh cảnh và kín đáo, tựa như món gà giò nấu với sa sâm, ý dĩ, thêm chất tanh tanh thú vị của món hà mà ta ăn sống ở trên bờ biển Vũng Tàu hay Long Hải.

Ông nào cho ăn như thế là thanh cảnh quá, muốn đậm đà hơn một chút, nên dùng món rùa xào: thịt rùa rang lên rồi chặt ra từng miếng bằng con cờ, cho vào chảo xào với củ hành, gia thêm thứ rau gì tùy ý, xúc ra đĩa, ăn luôn với một hai tớp rượu đưa cay, ta cảm như ăn ba ba hồng síu của Tầu. Nếu cho vào nồi gia nước, đun lên và bỏ thêm mấy miếng su su, cà rốt, tống cú và vài cái chân gà ác hầm lên, ta sẽ cảm thấy cái vị ba ba cáy dùng.

Nhưng ăn thực cho thích khẩu những người sành thường dùng món rùa hấp cách thủy: thịt rùa chặt ra từng miếng nhỏ, cho đúng phân lạng sa sâm, ý dĩ, đại quy và bạch thược, đợi cho thịt rùa thật chín và mềm, đem ra ăn, sướng ông thần khẩu không chịu được.

Hấp cách thủy như thế hơi lâu.

Trong khi chờ đợi, những ông bợm nhậu có thể lấy mấy cái chân rùa ra nướng lên nhấm nháp. Chân rùa nhiều gân; ta cạp chân gà thế nào thì gân chân rùa cũng từa tựa như thế; nhưng có nhiều người bảo gậm chân rùa “không có sướng” bằng lấy những cái vẩy trên mai nó nướng cháy lên mà nhắm rượu - chết chửa, giòn cứ tanh tách mà bùi quá thể là bùi! Này, các trái “noa” của Tây, tôi đố có thể đem ra mà bì được đấy!

Rùa cách thủy đã được rồi đấy, mời ông lấy ra dùng. Húp mấy thìa thử mà coi, ông thấy mát ruột liền; nước không béo nhưng ngọt; mùi tanh của rùa quyện lấy mùi ý dĩ, bạch thược tạo nên một vị riêng tựa như thịt nai tơ, mà lại tựa như thịt rắn, nhần nhận, the the, mà lại trơn lừ cuống họng như canh yến. Ăn mà sướng khẩu cái như thế, chẳng là đã quá rồi sao? Nhưng có những người kỳ lắm, phàm ăn món gì lạ là cố tìm ra vài tính chất bổ béo của nó cho kỳ được mới nghe. Vì thế có ông bạn đã nghiêm khắc bảo tôi:

- Trời! Nếu rùa mà chỉ có thế thì đâu có quý! Nó quý vì cái khác kia...

- Bẩm, cái khác ấy là cái gì?

- Con rùa cũng như con trâu, ông ạ, không có một bộ phận nào của nó mà không được việc. Cái mu và cái yếm của nó đem phơi dùng để bói và làm thuốc chữa cam phổi, cam gan, cam thận, cam tim của trẻ con; mật nó phơi khô trị chứng đau răng hay lắm, còn thịt nó thì không thể nào nói xuể... người ta bảo ăn được trăm ngày thì vợ chồng yếu sẽ mạnh, có ông già sáu mươi tám tuổi lấy vợ hai mươi chín tuổi mà bốn năm sanh liền hai đứa con trai đấy!

Tôi tiếc là lúc viết bài này không có sách “Kinh nghiệm Y lý Đông phương” để truy cứu xem những lời nói của ông bạn đúng được bao nhiêu phần trăm; nhưng có một điều tôi biết chắc là chính giống rùa mạnh lắm, có một sức sống tuyệt kỳ, mà lại sống lâu như Bành Tổ.

Năm 1938, người ta đã tìm thấy ở Mỹ những con rùa mà ở trên mu còn hằn những vết đạn hồi bảy mươi nhăm năm về trước, lúc xảy ra cuộc Nam Bắc phân tranh.

Lại vừa đây, người ta mới bắt được một con rùa trên mu có khắc số 1844. Thì ra con rùa này sống ít nhất cũng được trên 120 năm nay và xem bộ dáng thì vẫn còn mạnh lắm.

Nhưng phá kỷ lục sống dai - theo sự hiểu biết có hạn của những nhà tự nhiên học - thì là con rùa mà người ta đưa tặng Nữ hoàng Eugénie. Theo nhà nghiên cứu Ambroise Randu, lúc con rùa này theo Nữ hoàng đi Ai Cập để khánh thành kinh đào Suez nó đã được 140 tuổi trời. Giữa đường, nó bị lạc. Mãi về sau, người ta mới thấy nó - nhưng thấy ở đâu? Ở vùng Kim Tự Tháp! Quốc vương Farouk đệ Nhị (Farouk II) nuôi nó trong Hoàng cung. Bây giờ nó là “thượng khách” của vườn thú Le Caire, thủ đô nước Cộng hòa Ả Rập Thống nhất và tính đến nay được hơn 250 tuổi.

Ở phương Đông, rùa là một trong tứ quí (lân, ly, qui, phượng), không những là vì rùa báo điềm lành, mà còn được coi là tượng trưng của tuổi thọ của con người. Thực ra, rùa không những sống lâu mà lại còn mạnh lắm. Các nhà tự nhiên học cho biết một con rùa núi bình thường có thể “cõng” một đứa trẻ trên lưng mà đi lại thong thả hàng cây số. Một con rùa lớn ở Mỹ có thể chở phăng phăng một “gi ay”(1) nặng bảy mươi kí trên cái mu đường kính bốn mươi lăm phân của nó.

Thế kỷ trước, nhà bác học Thụy Điển Alexandre Kestern muốn giữ xác một con rùa làm kỷ niệm, tìm cách giết nó đi mà loay hoay hàng tháng không biết giết nổi. Thoạt đầu, ông ta treo con rùa lên cao, cho đầu nó vào trong một thùng phuy nước, và lấy dây buộc cổ nó lại, để cho nó ngạt hơi dần. Nó vẫn “sống nhăn”. Kestern lấy một cái kim bự đâm thấu óc nó: nó vẫn cứ sống luôn. Ông ta bèn ngâm nó vào rượu có pha chất cyanure de potassium: Vô ích nốt. Rút cuộc, ông phải áp dụng phương pháp của “ông Sài Gòn”: trảm thủ nó như là trảm Trịnh Ân! Một tuần sau thân thể nó còn cựa quậy, bốn chân duỗi ra và thụt vào trong mu, còn cái mỏ thì vẫn cắn!

Một con vật dai sức và sống dai như thế, cố nhiên phải là con thịt lý tưởng của những nhà dinh dưỡng muốn tìm sức mạnh bằng món ăn.

Thuở nhỏ, học ngụ ngôn của La Fontaine, chúng ta thường vẫn yên trí rùa là một giống vật chậm chạp và không hoạt động: sự thực, không phải thế. Có nhiều giống rùa biết lội còn giỏi hơn cả cá, hàng triệu cây số lận; còn rùa núi, rùa cạn thì ở Anh, người ta đã thấy có con đi du lịch tới 350 cây số trong vòng hai năm. Rùa ở đảo Galapagos đi thủng thỉnh từ năm đến bảy cây số một ngày, không biết mỏi; nhưng lạ vào bực nhất là ở Đông Dương có một giống rùa leo núi như khỉ và trèo lên cây để kiếm thức ăn như vượn.

Ăn một món ăn lạ mà vừa nhấm nhót mà lại vừa cảm thấy ly kỳ như thế, ai mà lại không thấy lòng mình phơi phới như có cánh bay. Cô Năm đứng dậy, đi thủng thỉnh vào nhà trong, lật cái lồng bàn, bưng ra một cái đĩa, đặt trước mặt tôi và nói:

 - Thế nào? Anh ăn thịt rùa thấy làm sao?

- Cũng được, là lạ miệng.

- Nhưng chưa thấm với cái này...

- Gì vậy?

- Trứng rùa. Ăn rùa mà không thưởng thức trứng, tức là chưa ăn rùa vậy.

Tôi nhón tay cầm một cái trứng lên coi. Luộc rồi, trứng rùa có sắc trắng, tròn và nổi lên những tia máu đỏ. Nó lùng bùng nhưng dai, cắn vỡ thì có nước và một cái màng mầu vàng sẫm. Cái trứng đó vừa mút vào thì đã trôi đến cổ rồi, nhưng đừng có nuốt vội vàng, hỡi người bạn háu ăn! Thử cắn nhỏ nhẹ những cái trứng đó ra, anh sẽ thấy nó rắn hơn tròng đỏ trứng gà, mà quánh như sáp, vừa nhai vừa ngẫm nghĩ thì có ý bùi hơn và cũng thanh hơn. Này, ăn thêm một hai cái nữa, tuyệt trần, phải không anh?

Ô, thảo nào các nhà tự nhiên học không ngớt ca tụng trứng rùa.

Sách thuật rằng vào khoảng dăm chục năm về trước, ở Căm Pu Chia, công việc kiếm trứng rùa được qui định theo một sắc lịnh của nhà vua, và trứng của những con rùa quí ở sông đều phải đem “tiến” cũng như hồi trước nước ta “tiến” lên nhà vua nhãn, quế, vải, cốm hay vây, yến. Sở dĩ vậy là vì trứng rùa ăn thích khẩu, đã đành, mà còn vì một lẽ nữa là nó hiếm.

Cứ vào mùa “con nước”, rùa cái cũng “động đực” như heo nái vậy. Đương sống thanh nhàn, tĩnh mịch, các “em” kéo nhau đi tìm “chất đàn ông” không phải vì “nhớ đến tên các anh viết trên lá, trên hoa, viết trên vú trên mông”, nhưng chính là để “giết cái sầu cô độc, xây mùa tình ái, dựng niềm yêu... thế hệ”!

Ôi chao, các cậu rùa lúc đó “lấy le” dữ quá. Y như các bố trẻ “lưu manh” lộng hành ở các quán nước hiện nay để chiếm lòng các nữ ca sĩ, các cậu rùa giao chiến cực kỳ ác liệt cắn nhau chí chóe và tìm đủ các miếng khóa “ta ki đô” để vật ngửa nhau ra. Anh nào thắng, dắt em yêu đi hưởng tuần trăng mật - một tuần trăng mật kéo dài tới hàng tuần, có khi tới gần một tháng!

Mắn thế! Chẳng mấy hồi, cô rùa đã có bầu. Thường thường, cô đẻ mươi mười lăm trứng, nhưng người ta đã từng thấy có những con rùa biển lớn đẻ tới ba, bốn trăm trứng làm ba lần. Nhưng dù là thuộc loại rùa biển, rùa sông, rùa đất hay rùa núi, chúng cũng cào đất mà chôn trứng xuống, vì thế, trứng rùa khan hiếm và do đó thành ra món “tiến”.

Vừa ăn thịt rùa, vừa nhẩn nha suy nghĩ, một mình như thế, mình tự nhiên thấy trứng rùa đã ngon lại ngon quá chừng là ngon, mà thịt rùa đã quí lại quá chừng là quí. Và mình tưởng chừng như lúc ấy cô Năm có làm ba con rùa nữa mình cũng cứ ăn... bay!

Đêm ấy, trăng chiếu xuống mảnh giường kê ở ngoài vườn. Tiếng con “kuềnh quang” và con trằng hiu ru tôi vào những giấc ngủ đầy những mộng lành: tôi thấy mình lại dẻo dai như hồi hai mươi tuổi và đi mãi, đi mãi, qua thiên sơn vạn thủy như rùa, đến một cuối trời kia có mây xanh, gió tím... và ở một bên bãi lau có gió thổi hắt hiu, tôi bỗng thấy một người yêu đã mấy năm nay không gặp!

(1) G.I = Government issue, chỉ người lính Mỹ

>>>    Chuột thịt
<<<    Dựng

Georgina Wikin người mẫu xương khô

Posted: Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Georgina Wikin người mẫu xương khôGeorgina Wikin 23 tuổi trong năm nay, là một người mẫu yêu thích của các thương hiệu thời trang hàng đầu Prada, khuôn mặt có lợi cho các nhiếp ảnh gia nổi tiếng Mario Testino .. . Tuy nhiên, để đổi lấy cơ thể có thể đáp ứng các yêu cầu của thời trang cực đoan, Wikin phải mất 8 năm chiến đấu với hội chứng tử vong do rối loạn ăn uống của họ.


Mất một thời gian dài để điều trị, Georgie gần đây đã xuất hiện trở lại ở nhiều tờ báo lớn để chia sẻ trong những ngày tháng đấu tranh với chứng biếng ăn quái ác. Trong đó có câu chuyện của Georgina Wikin tờ báo điện tử The Telegraph của Anh chắc chắn sẽ là một bài học quý giá cho không chỉ các mô hình nhưng với tất cả các cô gái đang cố gắng để giảm cân cho hương vị sở hữu cơ thể của mình. Câu chuyện của Georgina cũng làm sáng tỏ Wikin phía bên trái của ngành công nghiệp thời trang để cảnh báo những người đang có ý định tham gia vào thế giới dường như rất tuyệt vời, hào nhoáng này.


Và đây là câu chuyện của Georgina!


Tôi bắt đầu ở tuổi 15 hình thức nghiepnguoi. Bây giờ tôi có một thân hình cân đối với kích thước cơ thể là kích thước 8. Khi mô hình quản lý của công ty với tôi, ông nói điều này: Georgina, bạn có đầy đủ tiềm năng để trở thành một mô hình tuyệt vời. Tuy nhiên có một vài sai sót nhỏ tôi cần phải thay đổi để thành công. Hãy giảm khoảng 5 cm trong vòng 3, thắt chặt thắt lưng là phòng tập thể dục nhỏ và cứng.


Tâm lý ngây thơ của một cô gái còn quá trẻ, tôi nghĩ rằng đây là điều hoàn toàn bình thường trong thế giới thời trang và tôi đã không xem xét cẩn thận. ứ rằng, ăn trưa thường xuyên chút thức ăn ít ỏi của tôi cùng với nhiều quán cà phê và nhiều đêm không ngủ. Trọng lượng của bạn không phanh xuống, tôi đã giành được một hợp đồng với Nhật Bản.

Mẫu Wikin

Trên thực tế, tôi đã mong muốn hơn chân trời mới, ít nhất nó cũng không sang trọng, uy tín và vui vẻ. Nhưng tất cả mọi thứ hoàn toàn khác với hình ảnh tuyệt vời tôi hình dung. Chúng tôi, 12 conguoi mô hình rất trẻ, đứng trần truồng với chỉ đeo một cặp đường dây điện ngang. Người chịu trách nhiệm đúc đi một dọc, lật qua mỗi một và lạnh lùng nói câu cộc lốc chọn, không được chọn, lựa chọn, không lựa chọn ... Không dựa trên bất kỳ yếu tố khác Họ tìm đủ người gầy! Và rõ ràng là một sự thật khủng khiếp, nếu bạn không đủ điều kiện bộ xương, bạn sẽ được loại bỏ ngay lập tức, và tôi là một trong những người như vậy. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng một lần nữa để giảm cân.

Một ngày nọ, tôi ngủ trong một căn phòng nhỏ. Sáng hôm sau, tôi tiếp tục được nhồi nhét vào một chiếc xe để đi đúc, trở về nhà mệt mỏi sau một ngày dài. Không có ai để nói chuyện. Nhưng điều nguy hiểm nhất là không có ai để cho tôi biết nơi các siêu thị là vì tôi hầu như không ăn gì cả. Thậm chí tôi đã nhịn ăn 48 giờ. Tất cả mọi thứ bắt đầu ngoài tầm kiểm soát khi tôi gục ngã sau một năm của cơ thể thấp hơn. Tôi đã đến bệnh viện và được chẩn đoán rối loạn ăn uống, có rất nhiều người đau khổ và chết dưới hình thức có bệnh.

Wikin cơ thể khẳng khiu của một mô hình trong khi vẫn cho thấy

6 năm liên tục tôi đã chiến đấu cho đến chết, đau bụng, đau bụng, ợ nóng, nôn khi ăn người. Có nhiều lần khi tôi nghĩ tôi sẽ không tồn tại trong quá đói và kiệt sức. Nhưng cuối cùng tôi đã hồi phục và quyết định rời khỏi ngành công nghiệp thời trang mãi mãi. Và bây giờ, 2 năm sau khi xuất viện, tôi đã trở thành trợ lý của một trong những công ty đầu tư lớn nhất tại London. Mặc dù di sản này từ những ngày ăn chay vẫn theo đuổi mãi mãi. Tôi vẫn đang chiến đấu với chứng biếng ăn, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn ngày này qua ngày khác và chắc chắn không phải là rất lâu sau đó, tôi hoàn toàn thoát khỏi nó. Tuy nhiên, có một điều đó là đáng giá để đổi lấy công việc hiện tại không đòi hỏi tôi phải có cơ thể mỏng, và tôi hạnh phúc, hài lòng với những gì vốn của bạn.

Tôi thích những cô gái đang đau khổ với cơ thể của mình nhớ rằng có rất nhiều lời hứa mà đánh lừa bạn giảm cân để đổi lấy tiền bạc và danh tiếng. Các mẫu trong ngành công nghiệp thời trang cũng giống như các mặt hàng và ngay cả khi họ đã kiệt sức.

Thời trang không có nghĩa là bạn phải siêu gầy, nhưng thời trang có thể là một loại thuốc độc. Tôi muốn ngành công nghiệp chấp nhận vẻ đẹp khác biệt.

Mặc dù sở hữu ấn tượng nhưng khuôn mặt của cô đã để lại ngành công nghiệp thời trang mãi mãi

Các món ăn miền Nam là hài lòng thực khách Hà Nội

Posted: Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Các món ăn miền Nam là hài lòng thực khách Hà Nội

Với hương vị miền Nam đặc trưng, lôi cuốn, các món này đều ngon và hút khách.


1. Bánh xèo

Đây là món quà vặt miền Nam du nhập vào Hà Nội từ nhiều năm nay. Vừa là đồ chiên rán thơm giòn, vừa là món cuốn chấm vui miệng nên bánh xèo dễ dàng mê hoặc thực khách khắp mọi miền đất nước. 


Một chiếc bánh xèo ngon phải có lớp vỏ ngoài thơm, giòn rụm nhưng không ngấm dầu mỡ, nhân bánh rau thịt vừa đủ để khách ăn thấy đậm đà mà vẫn không ngán. Nước chấm cũng là thứ quan trọng, nếu pha không khéo sẽ làm giảm hẳn giá trị món ăn.

2. Bún bò

Bún bò Nam bộ cũng xuất hiện ở Hà Nội từ rất lâu và là một trong các món trộn được người Hà Thành ưu ái nhất.


Bún bò có ưu điểm rất mát, thưởng thức vào mùa hè hay mùa đông đều hợp lí. Bún nguội nhưng thịt bò phải nóng hổi, vừa mới xào "xèo xèo" trên chảo, còn tỏa mùi tỏi phi thơm phức. Không chỉ có nước xào đậm đà, nước mắm chua ngọt cũng không thể thiếu; thêm giá đỗ, lạc, hành phi khiến món ăn vừa thơm ngọt vừa thú vị. Đặc biệt, khi thưởng thức bún bò, bạn phải ăn thật nhiều rau sống như xà lách, tía tô, mùi... để đỡ ngán và cảm nhận hết được vị ngon mát của bún bò Nam bộ.

3. Vịt lộn, cút lộn xào me

Trứng vịt lộn hay cút lộn bình thường vốn đã ngọt, mềm, nay lại được quyện trong loại nước sốt me chua cay, ngòn ngọt, mằn mặn, càng trở nên đậm đà, ngon miệng. Lúc nhâm nhi, thi thoảng thấy sần sật, bùi bùi, thơm thơm vị lạc với hành phi thật thú vị. Đó là lí do món ăn vừa "du nhập" về đã khiến các teen Hà Thành mê mẩn.


Quả thật, món ăn này quá quen thuộc với các bạn trẻ Sài Thành, nhưng ở Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay những nơi bán trứng vịt lộn hay cút lộn xào me, và hầu hết đó đều là các tiệm treo biển “hải sản Sài Gòn”.

Không biết tại sao món ăn này len lỏi vào thực đơn các tiệm hải sản, chỉ biết độ đắt khách của nó chẳng hề thua các món ốc, cua, ghẹ… nếu không muốn nói là “nhỉnh” hơn bởi món lạ, giá cả rất phải chăng và rất hợp gu với giới trẻ.

4. Lẩu cá kèo

Lẩu cá kèo ở miền Nam rất phổ biến. Món ăn lôi cuốn thực khách bởi vị nước dùng chua chua, ngọt ngọt, thơm mùi lá giang (thứ lá chỉ có ở vùng đất Nam bộ), thêm nữa là những con cá kèo bé nhưng thân béo tròn múp míp, thịt mềm, ngọt, ăn rất "đã miệng". Rau ăn kèm cũng đặc biệt, chủ yếu là rau hoa chuối giòn giòn, hay hay.


Nếu ở đúng quê hương thì lẩu cá kèo rất rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng/nồi. Nhưng để ra đến thủ đô, cá kèo phải “đi máy bay” nên giá đội lên khá nhiều, giá trung bình khoảng 300.000 - 350.000 đồng/nồi trở lên.

5. Cơm tấm

Có người so sánh cơm tấm ở Sài Gòn giống như phở ở Hà Nội. Quả thật, nó có mặt ở khắp mọi nơi, từ những quán ăn bình dân vỉa hè đến các nhà hàng lịch sự. Vì thế, cơm tấm cũng được coi là một trong những món ăn mang đậm nét văn hóa Sài Gòn.


Cơm tấm là loại cơm nấu từ những hạt gạo tấm (gạo bị vỡ) nhỏ li ti. Ăn kèm với cơm tấm phổ biến nhất là sườn nướng cháy cạnh, chả trứng, bì heo trộn thính hay trứng ốp la. Ngoài ra, nước mắm ngọt, mỡ hành, đồ muối chua cũng là thứ không thể thiếu.

Cá chép hấp thơm ngon với lá xô thơm

Posted: Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Cá chép hấp thơm ngon với lá xô thơm

Đã bao giờ bạn thưởng thức món cá chép hấp ngải cứu chưa?

Nguyên liệu:
- Cá chép: 1 khúc to
- Trứng gà: 2 quả
- Lá ngải
- Cà chua: 2 chua
- Thìa là, rau răm, hành hoa
- Ớt chín: 1 quả
- Me: 1 quả
- Bia
- Dầu ăn, mắm ngon, bột nêm, mì chính.


Cách làm:

Bước 1: Cà chua, rau răm, hành, thìa là rửa sạch, cà chua bổ múi cau, rau răm, thì là, hành hoa thái nhỏ.


Bước 2 : Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát tô, cho một ít súp rắc đều lên rồi đập hai quả trứng gà đánh tan.


Bước 3: Trong một chiếc nồi hấp, cho lớp lá ngải lên trên.


Tiếp đến lót một lớp cà chua thái mỏng đặt miếng cá vào trong, nhồi phần lá ngải ở bước 2 vào phần bụng cá chép, phần trên mình cá sau khi được khứa.


Bước 4: Xếp tiếp lớp cà chua lên cá, nêm một ít nước mắm ngon, một lớp dầu ăn và hành răm thì là cùng một quả me cạo sạch vỏ.


Bước 5: Đổ một ít bia xung quanh, bật bếp đun liu riu cho cá chín. Khi phần nước bia cạn từ từ rót tiếp đến khi cá được hấp chín.


Bước 6: Cá chép hấp lá ngải chín đều, thịt mềm thơm bày lên đĩa ăn kèm với rau sống các loại. Phần lá ngải trong bụng cá cũng rất tốt cho những bạn nào bị đau đầu.


Trời se lạnh có đĩa cá hấp lá ngải nóng hổi chắc chắn sẽ đưa cơm phải biết.

Lưu ý: Nếu nhà bạn có bếp từ thì ăn nóng càng tuyệt. 


Chúc các bạn ngon miệng!